Với phim Rừng Na Uy, người đạo diễn tài danh này cũng dành nhiều sự chăm chút, trau chuốt để có được những thước phim đẹp. Từng cảnh quay đều được tính tóan và chọn lựa kỹ lưỡng. Đạo diễn chia sẻ: “Tôi không tìm cách tái tạo những cảnh trong cuốn tiểu thuyết. Tôi muốn tìm những nơi để có thể ghi lại những hình ảnh rực rỡ nhất có thể”. Trong cuốn tiểu thuyết, lần đầu Watanabe đến thăm Naoko ở trung tâm điều dưỡng là vào mùa thu, nhưng thời điểm này, các đồng cỏ ở Nhật Bản mọc quá cao. Vì thế, để có được bức nền cảnh cánh đồng cỏ đẹp nhất và lột tả chân xác nội tâm nhân vật, đạo diễn đã phải thay đổi thời gian quay. Những bước chân hụt hẫng theo sau Naoko của Watanabe giữa đồng cỏ xanh mướt mờ sương như chính cảm xúc bối rối muốn được che chở cho Naoko mà dường như điều này là quá sức với anh.
Lần đầu tiếp cận tác phẩm văn học Rừng Na Uy, điều khiến đạo diễn Trần Anh Hùng ngay lập tức bị cuốn hút không chỉ bởi câu chuyện về đời sống người trẻ tuổi đi tìm ý nghĩa đích thực cuộc sống mà còn bởi yếu tố nhục dục, những trải nghiệm tình dục của nhân vật chính trong quá trình tìm đến bản ngã đích thực của mình. Như đạo diễn chia sẻ: “Tôi muốn miêu tả điều này bằng những hình ảnh cảm xúc chứ không đơn thuần chỉ là những khoái lạc dục tính mang tính dung tục”
Khác với câu chuyện u hoài trong cuốn tiểu thuyết được bắt đầu bằng hình ảnh Watanabe hồi tưởng quá khứ khi nghe bản nhạc Rừng Na Uy của ban nhạc The Beatles khi đang hạ cánh xuống sân bay Hamburg, bộ phim Rừng Na Uy được đạo diễn Trần Anh Hùng kết cấu lại bằng điểm nhìn thời hiện tại, ở đó, các nhân vật được gắn kết với nhau theo tuyến tính thời gian. Điểm khác biệt này, như chia sẻ của đạo diễn, sẽ giúp người xem cảm nhận câu chuyện tình theo một hướng mới, đặc biệt là sự chân xác trong những cung bậc cảm xúc của những người trẻ tuổi: lúc mê say nhiệt thành mãnh liệt, lúc hoang vắng xót xa và cả những khoảng trống vô bờ trong lòng mà không sao lấp đầy.
Câu chuyện tình trong tác phẩm văn học “vô cùng nhạy cảm, mang trong mình cả yếu tố đột phá quyến rũ lẫn vẻ đẹp mong manh bí ẩn” (Trần Anh Hùng nói) được đạo diễn xử lý tinh tế trên nền cảnh xanh vượt tầm mắt của những đồng cỏ trải dài, của những cánh rừng ngút ngàn, của những vùng đất phủ mờ tuyết trắng. Giữa “hoang mạc” tuyết trắng ấy, Watanabe lạc lõng, cô đơn đi tìm cái tôi đã mất. Rừng Na Uy không dành cho những người vội vã, tìm kiếm những gì sẵn có mà dành cho những ai muốn khám phá tâm hồn mình, tìm lại những xúc cảm nguyên sơ, bồng bột thời tuổi trẻ.
phim Mùi đu đủ xanh (1992) từng giành giải thưởng Camera d'Or tại Liên hoan phim Cannes 46 và Giải thưởng phim đầu tay xuất sắc nhất tại Cesar 19. Bộ phim cũng được đề cử cho Giải Oscar cho phim tiếng nước ngoài hay nhất. Bộ phim thứ hai của ông, Xích Lô (1995), giành giải Sư tử vàng cho phim hay nhất tại Liên hoan phim Venice lần thứ 52.
Dàn diễn viên chính của Rừng Na Uy chụp ảnh ở LHP Venice
phim Mùi đu đủ xanh (1992) từng giành giải thưởng Camera d'Or tại Liên hoan phim Cannes 46 và Giải thưởng phim đầu tay xuất sắc nhất tại Cesar 19. Bộ phim cũng được đề cử cho Giải Oscar cho phim tiếng nước ngoài hay nhất. Bộ phim thứ hai của ông, Xích Lô (1995), giành giải Sư tử vàng cho phim hay nhất tại Liên hoan phim Venice lần thứ 52.
Dàn diễn viên chính của Rừng Na Uy chụp ảnh ở LHP Venice
0 nhận xét:
Đăng nhận xét